TĂNG NHẤT A-HÀM (Bộ 4 quyển, bìa mềm)

Giày tốt nhất cho những người tốt nhất

Email: lienhoaonline@gmail.com

Hotline: 0974 881 495

TĂNG NHẤT A-HÀM (Bộ 4 quyển, bìa mềm)

Hán dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việt dịch và chú: Tuệ Sỹ - Thích Đức Thắng
NXB: Đà Nẵng
Bộ gồm:  4 quyển
Hình thức bìa: Bìa mềm, có hộp
Phát hành: Hương Tích
Số trang: 1.436 | nặng 2.500g
  • 630.000đ
  • - +
  • 553

TĂNG NHẤT A-HÀM
增一阿含經

Hán dịch:
Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà 三藏瞿曇僧伽提婆
Việt dịch & chú:
TUỆ SỸ - THÍCH ĐỨC THẮNG

In lần thứ tư, nxb Đà Nẵng, 2022. Thư Quán Hương Tích ấn hành. Khổ 16x24cm
Lưu ý: Kinh sách gốc do Huongtich phát hành có tem chống giả ở Bìa sau.

______ trích ______

LƯỢC SỬ TRUYỀN DỊCH

I. KẾT TẬP VÀ BỘ LOẠI

1. Hình thức kết tập

Tăng nhất A-hàm (Skt. Ekottarāgama) được kể là bộ thứ tư trong bốn A-hàm. Thứ tự này không nhất trí giữa các bộ phái, tùy theo mức độ trọng thị đối với mỗi bộ.

Phật giáo sau khi phân thành các bộ phái, mỗi bộ hầu như đều có riêng một hệ thống Thánh điển. Điều có thể nói hầu như khẳng định rằng tất cả các hệ Thánh điển này đều là phiên bản của một hệ Thánh điển nguyên thủy, mà các bộ cùng ghi nhận như nhau, được kết tập lần đầu tiên tại thành Vương Xá bởi năm trăm Đại A-la-hán. Đây được cho là hệ chính thống. Nhưng vẫn có nhiều dấu hiệu cho thấy một số ý kiến không nhất định thừa nhận toàn bộ Phật ngôn được kết tập bởi Đại hội này là hoàn toàn trung thực. Ý kiến tương phản giữa Đại Ca-diếp và Phú-lâu-na sau kết quả được công bố, như được ghi chép trong luật Tứ phần[1], cũng như trong Tiểu phẩm Luật tạng Pāli[2], chứng tỏ điều này. Dầu sao, ý nghĩa chính thống cần được trọng thị, vì sự hòa hiệp của Tăng đoàn sau khi đức Phật tịch diệt.

Hình thức Đại hội, cũng như nội dung kết tập, theo ghi chép trong các tài liệu Hán tạng và Pāli hiện có, trên đại thể đều nhất trí. Chính do điều này mà có thể tin tưởng rằng Thánh điển truyền thừa riêng biệt của các bộ phái xuất xứ từ một hệ nguyên thủy và được thừa nhận bởi đại đa số là chính thống. Tất nhiên một số khác biệt phải có, theo cách nhìn của mỗi bộ phái. Điểm khác biệt quan trọng cần nói ở đây, trước hết, là thứ tự các kinh.

Một cách tổng quát, có hai loại thứ tự được ghi nhận:

(1) Trường, Trung, Tạp, Tăng nhất: thứ tự này được ghi chép trong Luật tạng của các bộ Ngũ phần (Hóa địa bộ), Ma-ha-tăng-kỳ (Đại chúng bộ), Tứ phần (Đàm-vô-đức), và Pāli.

(2) Tạp (Tương ưng), Trung, Trường, Tăng nhất: thứ tự ghi bởi Tì-nại-da tạp sự của Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ.[3]

Trung gian còn có những thay đổi.[4]

Thứ tự nêu trên, luật Tứ phần, thuộc Pháp tạng bộ (Dharmagupta), chép như sau: “Tập hợp các kinh dài thành Trường A-hàm. Tất cả các kinh vừa, thành Trung A-hàm. Từ một sự đến mười sự. Từ mười sự đến mười một sự, thành Tăng nhất A-hàm. Tập hợp các kinh liên hệ Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, chư Thiên, Đế Thích, Ma, Phạm vương, thành Tạp A-hàm. Như thị kinh, Sanh kinh, Bản kinh, Thiện nhân duyên kinh, Phương đẳng kinh, Vị tằng hữu kinh, Thí dụ kinh, Ưu-bà-đề-xá kinh, Cú nghĩa kinh, Ba-la-diên kinh, Tạp nan kinh, Thánh kệ kinh; những kinh như vậy tập hợp thành Tạp tạng.”[5]

Thứ tự bộ loại này hoàn toàn phù hợp với Pāli, gồm năm tạng A-hàm tương đương năm bộ Nikāya.

[…]

Trích: Tuệ Sỹ, “LƯỢC SỬ TRUYỀN DỊCH”, Tăng Nhất A-hàm - Tổng Lục.

[1] Tứ phần luật, quyển 54, T22 tr. 968c.

[2] Cūḷavagga, Pañcasaikakkhandhaṃ, Vin. ii. 289.

[3] Ấn Thuận, Nguyên thủy Phật giáo Thánh điển chi tập thành, 1993; tr. 486-7: Mô hình căn bản, (1) Đại chúng bộ: Trường, Trung, Tạp (Tương ưng), Tăng nhất (Tăng chi); (2) Thuyết nhất thiết hữu bộ: Tương ưng, Trung, Trường, Tăng nhất. Về sau, mô hình có biến chuyển: (1) Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ: Tạp, Trường, Trung, Tăng nhất; (2) Đại chúng bộ mạt phái: Tăng nhất, Trung, Trường, Tạp.

[4] Theo Lâm Sùng An, từ 2 loại hình căn bản, trung gian biến chuyển thành 8 loại. Xem Lâm Sùng An, Phật học luận văn tuyển tập, tr. 53-72: “Nghiên cứu về sự tập thành của kinh điển A-hàm và nguyên lưu của kinh điển Đại thừa”, 2008.

[5] Tứ phần luật quyển 54, T22 tr. 968b.

Sản phẩm cùng loại
0 0
Map
Zalo
Hotline