Thiên thủ thiên nhãn quán âm đà la ni kinh - Huyền Thanh

Giày tốt nhất cho những người tốt nhất

Email: lienhoaonline@gmail.com

Hotline: 0974 881 495

Thiên thủ thiên nhãn quán âm đà la ni kinh - Huyền Thanh

Nhà xuất bản : NXB Phương Đông

Tác giả : Huyền Thanh

Số trang : 719

Hình thức bìa : Bìa mềm

Ngày xuất bản : 2008

  • 110.000đ
  • - +
  • 837

Theo các học giả cận đại thì tín ngưỡng Thiên Thủ Quán Âm (Avalokiteśvarasahasrabhūja-locana) được hình thành từ truyền thuyết huyền thoại của Ấn Độ vì dạng Thần Cách Hóa của Thiên Thủ Quán Âm tương đương với các vị Thần (Devatā) như: Thần Đế Thích (Indra), Thần Nguyên Nhân (Puruṣa), Thần Thấp Bà (Śiva), Thần Tỳ Nữu (Viṣṇu)... bởi lẽ các vị Thần đều có 1000 mắt. Tương tự trong Đại giáo Vương Kinh quyển 9 có ghi nhận là: “Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara) có 1000 tay,1000 mắt”. Do sự pha trôn giữa tính cách của chư Thần trong Thần Thoại Ấn Độ với quan điểm mở rộng đặc tính “Từ Bi” của Phật giáo Đại Thừa (Mahā-yāna) nên tuy xuất phát từ Ấn Độ, tín ngưỡng “Thiên Thủ Quán Âm” vẫn không được phát triển mạnh mẽ trên đất Ấn và đợi đến khi lưu truyền qua các nước khác thì tín ngưỡng này mới được củng cố và lớn mạnh; như tại đất Tây Vực: Các Học Giả cận đại đã tìm thấy rất nhiều tượng vẽ, hình tượng, Man Đa La (Maṇḍala) của Thiên Thủ Quán Âm. Ở Tây Tạng, do tín ngưỡng “Quán Thế Âm” được sùng bái thâm sâu nên tín ngưỡng “Thiên Thủ Quán Âm” cũng phát triển khá mạnh, theo giáo đồ Phật giáo Tây Tạng thì Thiên Thủ Quán Âm là một thân biến hóa toàn vẹn của Thánh Quán Thế Âm (Āryāvalokiteśvara) nhằm biểu hiện sự cứu độ rộng rãi qua sự hợp nhất của Trí Tuệ (1.000 mắt) với phương tiện Thiện Xảo của Tâm Từ Bi (1.000 tay). Ở Trung Hoa, tín ngưỡng Thiên Thủ Quán Âm được khởi đầu từ đời Đường. Trong niên hiệu Vũ Đức (618-626) Có một vị tăng của nước Trung Thiên Trúc, tên là Cù Đa Đề Bà (?Gupta-deva) đem kinh bản Thiên Nhãn Thiên Tý Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú Kinh cùng với hình tượng, Khế Đàn, Thủ ấn của Thiên Thủ Quán Âm đến Trung Hoa. Trong niên hiệu Trinh Quán (627-649) lại có vị cao tăng của Bắc Thiên Trúc đem bản Phạn văn của Kinh Thiên Tý Thiên Nhãn Đà La Ni đến phụng tiến cho vua Đường . Dựa vào các tài liệu này thì tín ngưỡng Thiên Thủ Quán Âm đã dần dần được hình thành trên đất Trung Hoa vào thế kỷ thứ VII và tỏa rộng ra các nước vùng Cận Đông. Cho đến nay thì hình ảnh của Thiên Thủ Quán Âm đã được các tín đồ Phật Giáo ở Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn ...phụng thờ rất thâm trọng. Hầu hết mọi người đều thuộc lòng bài “Thiên Thủ Thiên Nhãn Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni”, gọi tắt là Chú Đại Bi và thường trì tụng trong nghi thức phổ truyền . Trong năm 2006, 2007 vì muốn góp chút ít công sức cho sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam, tôi không ngại tài hèn sức kém đã cố gắng phiên dịch các Kinh Bản có liên quan đến Pháp Thiên Thủ Quán Âm và đã được ấn hành qua hai tập sách Đại Bi Quán Âm Căn Bản Pháp, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Âm Đà La Ni Kinh… Đến tháng 02 năm 2008, tôi được cháu Hoá Trí (Nguyễn Phương Minh) ở Hà Nội gửi tặng quyển Đại Bi Thần Chú Xuất Tướng do cư sĩ Ngô Trọng Đức phát hành qua nhà xuất bản Hoà Dụ Xuất Bản Xã và mong tôi phiên dịch ra tiếng Việt để cho mọi người cùng đọc. Sau đó, em Mật Trí (Tống Phước Khải) phát tâm scan các hình ảnh và chỉnh sửa thành hình đen trắng nhằm hỗ trợ cho việc phổ truyền Kinh Điển. Nay do sự yêu cầu của các bạn đồng tu cùng với sự nhiệt tâm phụng sự Giáo Pháp Giải Thoát của những người trẻ tuổi, muốn hiểu rõ hơn về Pháp tu Đại Bi Tâm Đà La Ni vì đây là phần mà đại đa số Tín Đồ Phật Giáo Việt Nam đã tu trì, nên tôi đã lựa phần Đại Bi Tâm Đà La Ni Xuất Tướng trong quyển Đại Bi Thần Chú Xuất Tướng đồng thời bổ sung thêm một số tư liệu về Tôn Tượng, Ấn Quyết, Nghi Quỹ, nghi thức tụng niệm… về Pháp tu Thanh Cảnh Quán Âm nhằm giúp cho người đọc nghiên cứu dễ dàng hơn. Điều tất yếu là bản ghi chép này vẫn còn nhiều thiếu sót.

Ngưỡng mong chư vị Cao Tăng Đại Đức, các bậc Long Tượng trong Mật Giáo hãy rũ lòng Từ Bi giúp cho bản ghi chép này được hoàn hảo hơn. Mọi Công Đức có được trong tập ghi chép này, con xin kính dâng lên hương linh của Thân Phụ (Nguyễn Vũ Nhan) và Thân Mẫu (Vũ Thị Ni) là hai bậc ân nhân đầu tiên của con. Con xin kính dâng các Công Đức có được lên Thầy Thích Quảng Trí và Thầy Pháp Quang là các bậc Thầy luôn theo dõi, hỗ trợ, thúc đẩy con nghiên cứu các Pháp Tu Mật Giáo cho chính đúng.

Tôi xin cảm tạ em Nguyễn Chí Cao, em Mật Trí (Tống Phước Khải) đã giúp tôi scan và chỉnh sửa một số đồ hình, em Nguyễn Thị Mộng Lý đã giúp tôi đánh một số bản vi tính trong tập sách này và tôi cũng xin cám ơn cháu Hoá Trí (Nguyễn Phương Minh) đã gửi tặng quyển Đại Bi Thần Chú Xuất Tướng và tôi cũng rất mừng khi các con tôi Nguyễn Vũ Tuân, Nguyễn Vũ Nguyên đã giúp tôi scan một số đồ hình và tạo một số chữ Tất Đàn (siddhaṃ) để hỗ trợ cho Kinh Bản.

Sản phẩm cùng loại
0 0
Map
Zalo
Hotline